Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ từ Mầm non tới Tiểu học chi tiết

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ từ Mầm non tới Tiểu học chi tiết

Việc học tiếng Anh từ sớm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, giúp các em hình thành tư duy ngôn ngữ và phát triển kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, cần có một lộ trình học tập hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ. Dưới đây là lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non đến tiểu học, được KITE Learning chia thành các giai đoạn cụ thể mà ba mẹ có thể tham khảo.

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ

Lộ trình học Tiếng Anh là gì?

Lộ trình học (pathway) là con đường, kế hoạch, phương hướng để học một thứ gì đó. Theo nghĩa như vậy, lộ trình học tiếng Anh là một kế hoạch cụ thể để trẻ có thể chinh phục được ngôn ngữ thứ hai này.

Sở dĩ khi trẻ học tại nhà, ba mẹ cần xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con vì điều này có tác dụng định hướng cho việc học. Nó giống chiếc la bàn soi đường, chỉ lối và cũng là mục tiêu mà trẻ cần hướng tới.

Khi đã xây dựng được một lộ trình học Tiếng Anh rõ ràng và cụ thể, ba mẹ cũng như trẻ sẽ không còn cảm thấy mông lung khi học ngoại ngữ. Ngoài ra, điều này cũng tạo được hứng thú cho trẻ.

Xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé cần dựa vào độ tuổi và năng lực ngôn ngữ của trẻ. Mỗi trẻ có khả năng khác nhau, vậy nên không phải vì thế mà đánh đồng. Ngoài ra, ba mẹ phải là người bạn đồng hành để con có thể học tập một cách hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: 5 Sai lầm phụ huynh cần tránh khi giao tiếp Tiếng Anh với con

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ Mầm non

Giai đoạn Mầm non (3-5 tuổi)

Mục tiêu chính: Giúp trẻ làm quen với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua nghe và phản xạ đơn giản.

Kỹ năng nghe:

Ở độ tuổi này, trẻ em rất nhạy bén với âm thanh và dễ tiếp thu ngôn ngữ qua việc nghe. Điều quan trọng là tạo cho trẻ một môi trường nghe tiếng Anh thường xuyên. Các hoạt động như nghe nhạc, xem video hoạt hình hoặc kể chuyện bằng tiếng Anh sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh và ngữ điệu của ngôn ngữ này.

– Tăng cường tương tác và phản xạ ngôn ngữ:

Tương tác trực tiếp bằng tiếng Anh sẽ giúp trẻ bắt đầu hình thành phản xạ ngôn ngữ tự nhiên. Hãy khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi đơn giản, thậm chí chỉ là các câu “Yes” hay “No” để xây dựng sự tự tin. Ba mẹ có thể hỏi các con những câu hỏi đơn giản như:

  • Hỏi trẻ các câu đơn giản như “What’s this?” khi chỉ vào các đồ vật quen thuộc.
  • Chơi trò chơi nhập vai, hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản như “What color is this?”, “Is this a cat?”.
Lộ trình học Tiếng Anh

Các kiến thức cần học:

Từ vựng:

  • Tên các bộ phận cơ thể (eyes, nose, mouth).
  • Tên các loài động vật (dog, cat, elephant).
  • Màu sắc (red, blue, yellow).
  • Số đếm từ 1 đến 10.
  • Các vật dụng quen thuộc trong nhà (table, chair, cup).

>>> Xem thêm: 7 Nhóm câu khẩu Lệnh Tiếng Anh mà bé cần biết

Cấu trúc câu đơn giản:

  • Hỏi và trả lời câu đơn: “What’s this?” – “It’s a cat.”
  • Các câu mệnh lệnh ngắn: “Stand up”, “Sit down”, “Clap your hands.”

Phương pháp:

  • Dùng hình ảnh, video, âm thanh để minh họa.
  • Tổ chức các trò chơi từ vựng và lặp lại thường xuyên.

Phương pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng trong độ tuổi này là nghe nhạc hoặc xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh. Vậy nên, bố mẹ cần biết lựa chọn những bộ phim phù hợp. Ba mẹ có thể tham khảo 10 Kênh Youtube Tiếng Anh trẻ em bổ ích nhất để cho các con học.

Để không ảnh hưởng tới thị lực cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác, mỗi ngày bố mẹ chỉ nên sắp xếp cho trẻ 20 – 30 phút để con xem phim hoạt hình.

Giai đoạn Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Mục tiêu: Phát triển kỹ năng nghe và nói, mở rộng vốn từ vựng và giới thiệu các cấu trúc câu cơ bản.

Mở rộng từ vựng qua các chủ đề đa dạng

Trong lộ trình học Tiếng Anh này, khi trẻ đã quen với tiếng Anh qua các từ vựng cơ bản, bạn có thể mở rộng từ vựng của trẻ bằng cách giới thiệu các chủ đề mới như thời tiết, đồ ăn, trang phục, và các hành động hàng ngày. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ có thể hướng dẫn cho con bao gồm:

  • Học từ vựng thông qua các chủ đề như “Food” (Đồ ăn), “Weather” (Thời tiết).
  • Chơi trò chơi miêu tả hình ảnh: Trẻ nhìn vào một bức tranh và miêu tả những gì thấy bằng tiếng Anh.
Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ

Phát triển kỹ năng nói qua các câu hỏi và câu trả lời

Bắt đầu giới thiệu cho trẻ các câu hỏi đơn giản và khuyến khích trẻ trả lời bằng câu hoàn chỉnh. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng diễn đạt ý tưởng và tăng cường phản xạ giao tiếp. Hoạt động gợi ý cho ba mẹ bao gồm:

  • Đặt các câu hỏi như “What do you like to eat?” và giúp trẻ trả lời “I like to eat apples”.
  • Tổ chức trò chơi hỏi đáp với bạn bè hoặc giáo viên.

>>> Xem thêm: Bí quyết để ba mẹ đồng hành cùng con

Các kiến thức cần học

– Từ vựng:

  • Chủ đề gia đình: father, mother, sister, brother.
  • Chủ đề quần áo: shirt, shoes, hat.
  • Chủ đề thực phẩm: apple, banana, bread.
  • Chủ đề thời tiết: sunny, rainy, windy.

– Cấu trúc câu mở rộng:

  • Câu giới thiệu: “My name is…”, “I am 5 years old.”
  • Câu hỏi: “What do you like?”, “Where is your toy?”
  • Mẫu câu mô tả: “This is a big dog”, “It is sunny today.”

Giới thiệu cấu trúc câu cơ bản

Dần dần, trẻ cần làm quen với các cấu trúc câu đơn giản như “I am…”, “This is…”, “I like…”. Điều này giúp trẻ hình thành khả năng tạo câu và giao tiếp hiệu quả hơn. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ gồm:

  • Dùng các mẫu câu đơn giản để trẻ tự nói về bản thân như “I am 5 years old”, “I like cats”.
  • Tổ chức các trò chơi nhập vai với bạn bè để trẻ sử dụng các mẫu câu đã học.

Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ Tiểu học (6-11 tuổi)

Mục tiêu: Lộ trình học Tiếng Anh cho trẻ trong giai đoạn này tập trung phát triển toàn diện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Xây dựng khả năng tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh và nâng cao vốn từ vựng cũng như ngữ pháp.

Bia Blog 26

Phát triển kỹ năng đọc và viết cơ bản (6-8 tuổi)

Ở giai đoạn đầu tiểu học, trẻ bắt đầu học đọc và viết tiếng Anh. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng này, hãy khuyến khích trẻ đọc các cuốn sách thiếu nhi đơn giản và thực hiện các bài tập viết ngắn. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ trong giai đoạn này gồm:

  • Đọc sách thiếu nhi như “The Very Hungry Caterpillar”, “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?”.
  • Yêu cầu trẻ viết câu đơn giản về bản thân hoặc gia đình, ví dụ: “I have a sister. She is 5 years old.”
  • Chơi trò chơi ghép chữ và câu để khuyến khích trẻ nhớ cách viết.

Tăng cường kỹ năng giao tiếp (8-11 tuổi)

Trong giai đoạn này, trẻ cần được khuyến khích giao tiếp nhiều hơn bằng cách tham gia các hoạt động thực hành tiếng Anh với bạn bè hoặc thầy cô. Việc tương tác trong các tình huống thực tế sẽ giúp trẻ sử dụng tiếng Anh một cách tự tin và tự nhiên hơn. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ:

  • Tổ chức các buổi thuyết trình ngắn, nơi trẻ có thể nói về sở thích của mình.
  • Tham gia các hoạt động nhóm hoặc trò chơi ngôn ngữ để luyện tập giao tiếp.
  • Đặt câu hỏi mở rộng để khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ, ví dụ: “What did you do yesterday?” hoặc “Why do you like this book?”

Học ngữ pháp và cấu trúc câu phức tạp

Khi trẻ đã có nền tảng về ngữ pháp cơ bản, bạn có thể giới thiệu thêm các cấu trúc câu phức tạp hơn như câu hỏi “Wh-questions” (What, Where, When), các thì trong tiếng Anh như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ:

  • Học ngữ pháp qua các bài tập thực hành và ví dụ sinh động.
  • Giải thích và thực hành các thì như “I am playing”, “She is eating”, “We go to school every day”.
  • Tổ chức các buổi thực hành viết câu phức tạp hơn, ví dụ: “Yesterday, I went to the park and played with my friends.”

Tăng cường kỹ năng đọc hiểu và viết sáng tạo

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát triển khả năng đọc hiểu các đoạn văn dài hơn và thực hành viết sáng tạo, chẳng hạn như viết truyện ngắn hoặc nhật ký. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển từ vựng mà còn kích thích trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt ý tưởng. Các hoạt động gợi ý cho ba mẹ:

  • Đọc các câu chuyện dài hơn và yêu cầu trẻ tóm tắt lại nội dung.
  • Viết nhật ký hàng ngày hoặc viết các đoạn văn ngắn về chủ đề yêu thích.
  • Chơi trò chơi viết sáng tạo như “Story Cubes”, nơi trẻ phải tạo ra câu chuyện dựa trên các từ khóa.

Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non đến tiểu học cần được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu học tập riêng, tập trung vào việc phát triển từ kỹ năng nghe, nói đến đọc, viết. Điều quan trọng là tạo ra một môi trường học tập vui vẻ, thú vị để trẻ yêu thích và hứng thú với việc học tiếng Anh từ sớm.

Việc đồng hành và hỗ trợ trẻ trong quá trình học sẽ giúp các em xây dựng nền tảng vững chắc cho việc sử dụng tiếng Anh trong tương lai. Song, không phải ai cũng có điều kiện tự thực hiện tại nhà. Nếu còn khó khăn trong vấn đề này, hãy tới với KITE Learning để đội ngũ các thầy cô tư vấn cũng như xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con ba mẹ nhé!